0943.979.989

0936.387.398

Hiện tượng đau gót chân như thế nào?

Nội Dung Bài Viết

Mặc dù việc đau gót chân không gây nguy hiểm, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sinh hoạt của người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hiện tượng đau gót chân qua bài dưới đây nhé.

Gót chân là một phần rất nhỏ của cơ thể nhưng lại chịu tải trọng cho toàn bộ cơ thể. Vì vậy, khi bị đau ở gót chân thì có thể nguyên nhân sẽ liên quan tới các bộ phận khác và có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của người bệnh.

Nói về căn bệnh gai gót chân, Bác sĩ Đỗ Thị Xuân Hương, Trưởng khoa nội cơ xương khớp. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết. Bệnh đau gót chân hay còn gọi là gai gót chân là từ dân gian dùng để nói về căn bệnh viêm cân gan lòng bàn chân.

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở tuổi trung niên. Tần suất nhiều nhất là khoảng 40 tới 50 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân nam nhiều hơn bệnh nhân nữ. Đặc biệt, bệnh có sự liên quan đến nghề nghiệp. Với những người lao động nặng, phải đi lại nhiều. Vận động viên, hoặc là phụ nữ thường xuyên phải mang giày cao gót. Thường là những đối tượng dễ bị gai gót chân nhất.

Nguyên nhân của hiện tượng đau gót chân và gai gót chân.

Máu lưu thông kém:

Đây là một trong nguyên nhân rất phổ biến gây ra tình trạng đau gót chân. Nó thường được xảy ra kết hợp với một vết thương cũ có thể đã bị trước đó ở phần dưới cơ thể (ví dụ như ở thắt lưng, chân…). Nếu chấn thương này không được điều trị triệt để, nó sẽ dẫn tới tình trạng lưu thông máu kém, thậm chí  tệ hơn là tắc nghẽn lưu thông trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng tới việc cung cấp máu tới gót chân, gây bệnh gai gót chân.

Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Những lợi ích cơ thể bạn nhận được sau khi sử dụng bồn ngâm chân

Nếu bị đau gót chân do nguyên nhân tắc nghẽn lưu thông máu trong cơ thể. Và lúc bạn đứng dậy sau khi ngồi hoặc nằm xuống sau khi đứng lâu, cơn đau sẽ tăng lên.Trong trường hợp bị nặng thì cơn đau có thể  sẽ xuất hiện ở toàn bộ gót chân gây khó khăn cho việc di chuyển.

Máu lưu thông kém

Thận yếu:

Theo Đông y, thận có mối liên hệ tới gót chân, lưu thông từ thận chuyển xuống khắp bàn chân, và cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi xương. Nếu thận bị suy yếu, năng lượng của thận sẽ không đủ để cung cấp máu tới chân, điều đó sẽ dấn tới bàn chân và gót chân bị đau. Cơn đau này sẽ tăng lên nếu bạn đứng hoặc đi bộ lâu , nó có thể  sẽ giảm đi nếu bạn để cho chân được nghỉ ngơi.

Thận yếu

Do nguyên nhân tại chỗ: đau vùng dưới gót,  đau phía sau gót.

Đau bên dưới gót chân thường do các nguyên nhân: viêm cân gan chân, gai xương gót, chấn thương vùng gan chân do đi lại… Các nguyên nhân hay gặp nhất của đau sau gót chân là viêm gân gót (viêm gân Achille), viêm bao hoạt dịch gân gót.

hiện tượng đau gót chân

Gai xương gót:

Là hậu quả của tình trạng viêm cân gan chân kéo, nó dài dẫn đến mọc xương tân tạo tại vùng gót chân. Gai xương gót thường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây đau ở gót chân, bởi vì nhiều người đau gót mà không có gai xương, nhiều người hiện tại có gai xương mà lại không đau gót. Chính vì vậy, điều trị gai xương gót thường sẽ không cần phải mổ cắt bỏ gai.

Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Bồn massage Hà Nội ở đâu bán tốt nhất?

gai xương gót chân

Viêm gân gót:

Hay gặp ở vận động viên hoặc những người trước kia là vận động viên điền kinh, bóng đá, bóng rổ, tennis… hay vận động với cường độ cao , hoặc thường gặp ở lứa tuổi trung niên.

viêm gân gót chân

Viêm cân gan chân:

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh đau gót chân. Cân gan chân được biết đến là dải cân chạy từ mặt dưới các ngón chân cho đến tận cùng phía dưới của gót chân. Nếu có các động tác dồn lực nhiều lên gan sẽ tác động lên cân gan chân như chạy nhảy, leo trèo, kể cả đứng nhiều. Ban đầu nó chỉ gây kích thích cơ học, và về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm. Trường hợp cân gan chân bị kéo căng quá mức mà lặp đi lặp lại thời gian dài sẽ gây viêm, rách ngay chỗ bám vào xương gót, lâu dài nó sẽ hình thành gai xương gót gây nên bệnh gai gót chân.

Viêm cân gan chân

Bệnh gai gót chân không gây nguy hiểm nhưng để tới khi khi tình trạng viêm nặng, nhiều bệnh nhân đã không thể bước đi vì cảm giác đau đớn ở gót chân. Nhất là đối với người lao động nặng nhọc hoặc vận động viên sẽ phải dừng công việc, ảnh hưởng đến năng suất công việc.

Đa phần, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau khi bước đi, hoặc khi mới ngủ dậy, khi mới đặt chân xuống giường. Và cơn đau có thể khắc phục nếu bệnh nhân dùng tay xoa bóp nhẹ bàn chân trước khi bước xuống giường, massage nhẹ sẽ làm cho phần tụ dịch vùng xung quanh chỗ viêm tán ra và giảm cảm giác đau.

Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Mất Ngủ

Về phương pháp điều trị, khi chưa có gai gót chân, mới bị viêm, bệnh nhân có thể điều trị nội khoa như sử dụng thuốc kháng viêm, giảm, nên đi dép mềm nhưng có chiều cao từ 2 tới 3cm giúp nâng đỡ xương gót chân khi di chuyển. Khi xuất hiện gai gót chân là trường hợp đã quá nặng và khó điều trị, người bệnh phải uống thuốc kháng viêm, giảm đau hoặc nếu trường hợp người bệnh quá đau sẽ phải tiêm coticoid tại chỗ.

Để phòng tránh hiện tượng đau gót chân, chúng ta không nên để đôi chân làm việc quá sức vì gân chân phải hoạt động liên tục; nên đi giày mềm mại và vừa vặn với chân. Đồng thời, nếu có cảm giác đau, nên đi khám bệnh để điều trị kịp thời.

Từ Khóa:
Có Thể Bạn Quan Tâm
Sản Phẩm Bán Chạy
Tin Sức Khỏe
Chính Sách Bán Hàng
Sản Phẩm Chính Hãng

Sản phẩm 100% chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Đổ Trả Và Hoàn Tiền

Được đổi trả và hoàn tiền trong vòng 15 ngày mà không cần lý do...

Bảo Hành Toàn Quốc

Sản phẩm được bảo hành chính hãng trên toán quốc.

Tư Vấn Tận Tâm

Được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ tư vấn miễn phí...

Chính Sách Bán Hàng
Sản Phẩm Chính Hãng

Sản phẩm 100% chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Đổ Trả Và Hoàn Tiền

Được đổi trả và hoàn tiền trong vòng 15 ngày mà không cần lý do...

Bảo Hành Toàn Quốc

Sản phẩm được bảo hành chính hãng trên toán quốc.

Tư Vấn Tận Tâm

Được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ tư vấn miễn phí...