Massage, ngâm chân nước muối trước khi ngủ không chỉ giúp bạn thư giãn. Giải tỏa những lo âu, căng thẳng mà còn góp phần điều trị nhiều bệnh cho cơ thể.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học và thuyết kinh lạc của Đông y. Đã phát hiện ngũ tạng lục phủ có vùng tương ứng ở đôi bàn chân. Khi rửa chân đồng thời kết hợp các biện pháp massage. Và xoa bóp các ngón chân, lòng bàn chân có thể phòng và trị được rất nhiều bệnh.
Phương pháp ngâm chân với muối hạt được thực hiện khá đơn giản. Bạn chỉ cần nấu khoảng 1-2 lít nước sôi, bỏ thêm 2 thìa muối hạt. Để hạ nhiệt đến khi ấm khoảng 40 độ C thì ngâm chân. Thực hiện ngâm chân vào khoảng 8-9h tối sẽ giúp tăng thân nhiệt. Có lợi cho lưu thông khí huyết, huyết quản nở ra, tăng tuần hoàn máu. Nên chọn khoảng thời gian từ 8-9h tối là vì, đây là khoảng thời gian mà thận yếu nhất trong ngày. Đây cũng là thời điểm vàng, giúp việc ngâm chân đạt kết quả tốt nhất.
Dưới đây là 7 công dụng của việc ngâm chân nước muối trước khi ngủ:
Ngâm chân nước muối giúp trị các bệnh ngoài da:
Bạn bị nấm móng chân hay nấm kẽ chân?. Hãy thử thực hiện ngay phương pháp ngâm chân bằng nước muối này nhé. Ngâm chân nước muối giúp làm tẩy da chết. Giúp làm giảm viêm nhiễm, giảm ngứa ngáy, không còn đau nhức. Muối không chỉ là gia vị cho các món ăn, mà nó còn có tính năng sát trùng ngâm chân nước muối trước khi ngủ giúp vết loét do nấm sẽ mau lành hơn rất nhiều.
Ngâm chân nước muối còn giúp giảm đau do viêm khớp:
Như chúng ta đã biết trong muối hạt có thành phần cation dương và nation âm. Hai thành phần này giúp cân bằng cơ thể và đặc biệt nếu kết hợp với nước ấm. Sẽ có tác dụng đến xương khớp theo cơ chế “nóng giãn, lạnh co cục bộ”. Từ đó sẽ giúp làm giảm những cơn đau do viêm khớp.
Ngâm chân nước muối ấm còn giúp xóa tan mệt mỏi:
Đây là giải pháp hữu hiệu cho người lao động vất vả, thường xuyên lo âu, mệt mỏi. Việc ngâm chân nước muối trước khi ngủ giúp cơ thể ấm dần lên từ bên trong, quá trình trao đổi chất, tuần hoàn máu được thông suốt giúp cơ thể, tinh thần thoải mái.
Ngâm chân nước muối giúp bổ thận chống lão hóa:
Quá trình ngâm rửa chân bằng nước muối ấm, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu. Từ đó các thành phần hoạt chất trong muối, được thẩm thấu vào cơ thể. Cụ thể là giúp thẩm thấu vào vùng nội tạng, đặc biệt là thận. Ngâm chân nước muối ấm thêm vài viên đá sỏi massage chân. Giúp tăng cường giấc ngủ, kháng lão, tăng cường trí nhớ, thư giãn đầu óc.
Giảm mất ngủ khi ngâm chân nước muối ấm thường xuyên:
Việc ngâm chân nước nóng đều đặn giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu hơn, ngủ ngon hơn. Nước ấm và muối giúp kích thích các đầu mút thần kinh ở bàn chân, kích thích tuần hoàn máu, khí huyết được điều hòa và cải thiện, cân bằng cơ thể, cải thiện giấc ngủ.
Ngâm chân nước muối ấm thường xuyên còn giúp loại bỏ tế bào chết, khử mùi hôi chân:
Chỉ cần thêm vài hạt muối vào nước ngâm chân thôi, bạn nhớ thực hiện hàng ngày, giúp đánh bay mùi hôi chân ám ảnh bấy lâu. Bạn cũng có thể bỏ thêm vài lát gừng để ngâm chân cũng có thể khử mùi thối chân rất tốt.
Ngâm chân nước muối còn giúp làm ấm chân mùa đông:
Mùa đông có rất nhiều người hay mắc chứng tay chân giá lạnh. Triệu chứng này là do, máu không được lưu thông tốt. Vì thế việc ngâm chân nước muối trước khi ngủ, giúp đả thông kinh mạch. Và tăng tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông tới vùng chân nhanh chóng để làm ấm cơ thể. Vào mùa đông khi ngâm chân xong, bạn nhớ lau chân thật khô. Và ủ ấm đôi chân ngay lập tức để chân không bị lạnh. Nếu chân bị lạnh thì việc ngâm chân sẽ không còn tac dụng.
Một số lưu ý khi ngâm chân nước muối trước khi ngủ:
- Bạn nên ngâm chân khi xung quanh yên tĩnh. Không nên vừa làm việc vừa ngâm chân. Bởi vì ngâm chân để giúp tinh thần thư giãn và thoải mái. Chứ không phải ngâm chân là công việc mà vừa làm vừa ngâm chân. Nên kết hợp massage vùng chân để đạt hiệu quả tốt.
- Sau khi ngâm chân xong, cần lau chân thật khô.
- Thời gian ngâm chân tối đa từ 30-45 phút.
- Đối với người già thì chỉ nên ngâm khoảng 15-20 phút mà thôi.
- Nên ngâm ở nhiệt độ 40 độ C đến 45 độ C.
- Người bị tiểu đường không nên tự ý ngâm chân.
- Không nên ngâm chân khi vừa ăn no.
- Không nên ngâm chân khi quá đói.
- Người bị suy giãn tĩnh mạch, người bị tắc nghẽn động mạch cũng không nên ngâm chân.
Do lớp da dưới lòng bàn chân rất mỏng, và khó cảm nhận được chính xác nhiệt độ của nước. Nên bạn hãy dùng khửu tay để đo độ ấm của nước, sẽ rất chính xác. Bởi vùng da khửu tay rất nhạy cảm.
Trên đây là những cách ngâm chân từ nước muối, hi vọng sẽ giúp bạn. Hãy ngâm chân nước muối trước khi đi ngủ vào khoảng 9h tối bạn nhé.