Bệnh Gai Cột Sống hay còn gọi là vôi hóa cột sống thường xuất hiện ở những người độ tuổi trên 40 có dấu hiệu cột sống bị thoái hóa.
Trong thời buổi kinh tế phát triển như hiện nay, số người mắc bệnh cột sống nói chung và bệnh gai cột sống nói riêng đang ngày càng tăng cao đột biến. Nhưng chẳng phải người già mới bị đau mà những người trẻ tuổi cũng có thể mắc phải căn bệnh dai dẳng và khó chịu này.
Gai cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó cột sống sẽ mọc ra các gai xương gây chèn ép lên rễ thần kinh, tủy và cản trở cử động của xương.
Bệnh gai cột sống là gì ?
- Là một căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó cột sống sẽ mọc ra các gai xương ở phía ngoài và hai bên của nó gây chèn ép lên rễ thần kinh, tủy và cản trở cử động của xương. Vị trí thường xuất hiện nhất của những gai xương này là ở cột sống cổ và lưng còn những khu vực còn lại của cột sống thì ít hơn.
- Gai cột sống ( tên tiếng anh là spondylosis ) có tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới và nguyên nhân cơ bản xuất phát bởi: chấn thương, viêm khớp dạng mãn tính, sự lão hóa của cơ thể khiến can-xi lắng dọng tại các sợi gân, dây chằng có tiếp xúc với cột sống.
- Theo các chuyên gia xương khớp thì canxi trong cơ thể được duy trì chặt chẽ và cần từ 800-1000mg/ngày. Thế nhưng, chúng ta thường không đáp ứng được với yêu cầu của cơ thể trong các loại thức ăn hàng ngày chỉ đạt khoảng 400-500mg/ canxi/ngày.
- Trên thực tế gai cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống được hình thành từ các xương mọc ở phía ngoài và hai bên thân cột sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp. Ngoài ra, gai xương là mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp. Chúng có chiều dài chỉ vài milimet và được hình thành do tổn thương bề mặt của khớp gây cản trở sự chuyển động của xương. Nhìn chung, bất kỳ phần nào của cột sống cũng có nguy cơ bị gai cột sống nhưng vùng thắt lưng và cổ là vị trí thường gặp chứng bệnh này hơn cả.
Tùy vào khu vực xuất hiện gai cột sống, sẽ có những tên gọi, thuật ngữ riêng cho nó như:
- Khu vực cổ là gai đốt sống cổ tên tiếng anh là Cervical Spondylosis.
- Khu vực ngực là gai đốt sống ngực tên tiếng anh là Thoratic Spondylosis.
- Khu vực lưng là gai đốt sống lưng tên tiếng anh là Lumbar Spondylosis
Tìm hiểu về cột sống
Cột sống là trụ cột của toàn thân, bao gồm 33 đốt sống. Cột sống được chia thành từng đoạn dựa trên cơ sở cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý bao gồm:
- Đoạn cổ: 7 đốt sống.
- Đoạn thắt lưng: 5 đốt sống.
- Đoạn cùng: 5 đốt sống.
- Đoạn cụt: 4 đốt sống, cột sống tạo thành khung để bảo vệ tủy sống và các rễ thần kinh phía sau.
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh gai cột sống ?
- Gai xương có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát. Ví dụ những người làm nghề khuân vác nặng, người quá ký tăng áp lực lên xương khớp, người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo.
- Khi đĩa liên sống hư hao, xẹp xuống, dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn, khớp chuyển động nhiều hơn.
- Phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự chùng giãn này là làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống.
- Lâu ngày, canxi sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc chồi xương gọi là gai cột sống.
- Dây chằng ở trong ống cột sống cũng có thể dày lên, ống thu hẹp, ép vào dây thần kinh và gây ra các dấu hiệu bệnh.
- Gai là một diễn tiến của sự hóa già. Đĩa sụn và xương bị thoái hóa, hao mòn, mặt xương khớp gồ ghề và gai mọc ra. Đó là bệnh viêm xương khớp, thường thấy ở người tuổi cao.
- Nói chung, các yếu tố như Di truyền, kém dinh dưỡng, nếp sống không lành mạnh, dáng điệu đứng ngồi xấu, chấn thương liên tục (do thể thao, tai nạn xe cộ) …là những rủi ro đưa tới sự thoái hóa xương khớp và tạo gai nhanh hơn.
Các triệu chứng của bệnh gai cột sống
Đa số bệnh gai cột sống không gây ra dấu hiệu triệu chứng gì. Tuy nhiên khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân mới thấy đau.
Một số dấu hiệu gai cột sống:
- Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi.
- Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân.
- Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.
- Tuy nhiên ngoài gai cột sống, các dấu hiệu đau như vừa kể cũng thấy trong bệnh rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, viêm hoặc nhiễm trùng cột sống. Một số dấu hiệu của gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh viêm thấp khớp, chấn thương lưng, đứt đĩa liên sống. Do đó chụp hình X-quang là phương thức rõ ràng để phân biệt gai cột sống với các bệnh vừa kể.
Bệnh gai cột sống ăn gì ?
- Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Khi bị gai cột sống người bệnh thường có cảm giác đau do khi cử động, gai tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các đốt xương sống.Gai cột sống khiến người bệnh đau nhức lưng, bệnh thường xảy ra ở độ tuổi từ 35 trở lên, có thể bị gai toàn bộ các đốt hoặc 1, 2 đốt.
- Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa bệnh. Ngoài các phương pháp được sử dụng điều trị hiện nay là dùng thuốc, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu thì việc ăn uống được xem là yếu tố quan trọng để phòng ngừa gai cột sống.
- Bạn nên cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể dù bị gai hay không vì đây là thành phần không thể thiếu góp phần làm xương khớp khỏe mạnh và rắn chắc hơn.
- Canxi là một nguyên tố quan trọng cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200mg canxi. Thức ăn chứa nhiều kali như sữa, các sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất. Ngoài ra, các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể.
- Bạn cũng nên chú ý ăn nhiều thực phẩm chứ chất xơ như rau quả…các loại thủy hải sản cũng là thành phần chứa nhiều canxi.
- Một yếu tố cung cấp canxi quan trọng đó là ánh nắng mặt trời. Cần đi ra ngoài trời để tăng tạo vitamin D do da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D. Đây là vitamin giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể. Vì vậy, nên thường xuyên vận động để tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Đừng nghĩ rằng phẫu thuật cắt bỏ gai là sẽ hết bệnh vì gai có thể mọc lại nếu bạn không tự biết chăm sóc tốt cho cơ thể của mình.
Bệnh gai cột sống rất khó chữa vì thế nên bạn không nên chủ quan vì bệnh không trừ bất kì ai nên nếu có thể hãy phòng ngừa bệnh sớm từ hôm nay. Đối với những bệnh nhân bị bệnh gai cột sống nên chú ý cách ăn uống một cách hợp lí và kết hợp với cách điều trị hợp lí để có thể khỏi bệnh.
Bên cạnh đó, người bị bệnh gai cột sống có thể sử dụng phương pháp ngâm chân với thảo dược thông qua các loại bồn ngâm massage chân hiện đại.
Phương pháp này đem lại các lợi ích to lớn cho sức khỏe, không chỉ xoa dịu cơn đau ở khớp bàn chân mà còn giúp giải trừ mệt mỏi, mang lại những phút giây thư giãn thoải mái nhất.
Bồn Ngâm Massage Chân do Doca cung cấp đa dạng về mẫu mã, thiết kế và chất lượng sử dụng. Hơn nữa còn được tặng kèm tinh dầu ngâm chân giúp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cùng chế độ bảo hành 12 tháng theo tiêu chuẩn của hãng sản xuất.
Phân Phối Bồn Ngâm Massage Chân SereneLife SL12 Chính Hãng
Bảo Hành 12 Tháng Toàn Quốc
Bồn Ngâm Massage Chân SereneLife SL12 Giá: 2,490,000 Đ
Doca – Đơn Vị Cung Cấp Sản Phẩm Bồn Ngâm Chân Chính Hãng
Chúng tôi là đơn vị nhập khẩu và cung cấp nhiều mẫu bồn ngâm massage chân của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới tại thị trường Việt Nam. Những mẫu sản phẩm bồn ngâm chân có cắm điện đều được kiểm tra chất lượng chặt chẽ trước khi phân phối đến tay người tiêu dùng.
Công Ty Cổ Phần Doca Phân Phối Chậu Ngâm Chân Chính Hãng – Bảo Hành 12 Tháng Toàn Quốc
Số Giấy Phép: 0105898969 – Cấp Ngày 23/05/2012
Cơ Sở 1: Số 58 Giải Phóng – P. Phương Mai – Q. Đống Đa – Hà Nội
Cơ Sở 2: Lữ Gia – Phường 15 – Quận 11 – TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0943.979.989 – 0936.387.398
Email: Ntdat29@yahoo.com
Website: https://bonngamchan.vn/
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Bồn Ngâm Chân: Bồn Ngâm Massage Chân Tự Động ByMace, Bồn Ngâm Massage Chân Tự Động Happy BK, Bồn Ngâm Massage Chân Happy YS, Bồn Ngâm Massage Chân Tự Động Konka KY16, Bồn Ngâm Massage Chân Tự Động C81, Bồn Ngâm Massage Chân YM3A.