Bệnh viêm xương khớp là bệnh về khớp chủ yếu ảnh hưởng đến sụn. Sụn là mô trơn bao bọc các đầu xương của khớp. Sụn khỏe mạnh cho phép các xương trượt qua nhau. Sụn cũng giúp làm giảm sốc vận động. Khi bị viêm xương khớp, lớp trên của sụn bị vỡ và mòn đi. Điều này khiến cho các xương dưới sụn cọ xát vào nhau.
Việc cọ xát gây đau, sưng và mất khả năng cử động khớp. Theo thời gian, khớp có thể mất đi hình dạng ban đầu của nó. Ngoài ra, các gai xương cũng có thể phát triển trên các cạnh khớp. Các mảnh xương hoặc sụn có thể tróc ra và trôi nổi bên trong khoảng cách giữa hai đầu xương (joint space), gây đau đớn và thương tổn nhiều hơn.
Người bị viêm xương khớp thường bị đau khớp và vận động kém đi. Không giống như một số dạng viêm khớp khác, viêm xương khớp chỉ ảnh hưởng đến các khớp mà không ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.
Thấp khớp – dạng phổ biến thứ hai của bệnh viêm khớp – ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể ngoài các khớp. Viêm xương khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất.
Viêm khớp là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm. Viêm khớp thông thường được hiểu là viêm một hay nhiều khớp. Viêm khớp thường có kèm triệu chứng đau khớp.
Viêm xương khớp thoái hóa có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp trong cơ thể, rối loạn phổ biến nhất là ảnh hưởng đến các khớp xương:
- Tay.
- Hông.
- Đầu gối.
- Cổ.
- Cột sống thắt lưng.
Viêm xương khớp thoái hóa dần dần xấu đi theo thời gian. Nhưng phương pháp điều trị viêm xương khớp thoái hóa có thể làm giảm đau và giúp duy trì hoạt động. Chủ động quản lý viêm xương khớp thoái hóa có thể giúp kiểm soát được các triệu chứng.
Ai Có Thể Mắc Bệnh Viêm Xương Khớp ?
- Bệnh viêm xương khớp diễn ra phổ biến nhất ở những người cao tuổi. Những người trẻ tuổi hơn đôi khi cũng mắc viêm xương khớp, chủ yếu là từ các thương tích ở khớp.
Những Nguyên Nhân Nào Gây Ra Bệnh Viêm Xương Khớp ?
Viêm xương khớp thường diễn ra dần dần theo thời gian. Một số yếu tố có thể dẫn đến bệnh này bao gồm:
- Thừa cân.
- Tuổi già.
- Thương tích khớp.
- Các khớp hình thành không đúng.
- Dị tật di truyền trong sụn khớp.
- Đè nén các khớp do một số công việc hoặc chơi thể thao.
Triệu chứng bệnh viêm khớp
- Khớp gồm nhiều thành phần khác nhau: sụn khớp, bao hoạt dịch, dây chằng, cơ và gân cơ. Sụn khớp hay đầu xương bị tổn thương sẽ gây tăng ma sát hai đầu xương, dẫn đến tiến trình viêm. Viêm khớp còn do chấn thương, sử dụng quá mức ổ khớp, do bệnh lý hoặc do tuổi già (lão hoá). Hiện tượng viêm từ mức độ vi tế sẽ trở nên thấy được với những triệu chứng: sưng, đỏ, nóng, đau, cứng khớp và giới hạn biên độ hoạt động.
Càng bị đau, bệnh nhân càng có khuynh hướng giới hạn cử động, cơ càng bị co rút dẫn đến cứng khớp; và vòng lẩn quẩn khiến viêm khớp nặng hơn! Điểm qua cụ thể các triệu chứng:
- Đau khớp: Các cơn đau xuất hiện sau khi luyện tập,càng dần về sau, các cơn đau ngày càng nhiều hơn, thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi. Khó ngủ được về đêm khi các cơn đau có tần xuất lớn.
- Cứng khớp: Khi bị viêm khớp, lúc thức dậy vào sáng sớm thường rất khó chịu. Các khớp sẽ cứng dần và có tiếng kêu rắc rắc cho đến khi bạn vận động. Bạn cũng có thể bị cứng khớp khi đang ngồi.
- Các cơ bắp yếu dần đi: Các cơ quanh khớp sẽ ngày càng trở nên yếu hơn, đặc biệt là các cơ quanh đầu gối.
- Sưng tấy: Viêm khớp có thể gây ra sưng tấy quanh các khớp khiến chúng ta có cảm giác đau khi chạm vào và đau nhức, đặc biệt vào ban đêm.
- Khó hoặc mất vận động: càng về sau các khớp bị tổn thương sẽ bị mất vận động, sưng, đỏ, và viêm nóng thường xuyên.
- Biến dạng khớp: sẽ xảy ra khi mà một bên khớp bị mài mòn và xập xuống…
- Tiếng kêu từ các khớp: Bình thường chúng ta có thể nghe thấy tiếng kêu rắc rắc khi bẻ các khớp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn sẽ không có cảm giác đau nhưng không có nghĩa là khớp hoàn toàn bình thường.
Biện pháp điều trị bệnh xương khớp
- Mục tiêu chính của điều trị là giảm đau, gia tăng tầm độ hoạt động khớp, cải thiện sức chịu lực của khớp và sức cơ quanh ổ khớp, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng gây biến dạng khớp. Mục tiêu đề ra còn tuỳ thuộc yêu cầu của từng bệnh nhân.
- Có nhiều chọn lựa trong phương pháp điều trị, hoặc riêng rẽ hoặc phối hợp: điều trị bảo tồn (nằm nghỉ, thuốc men, tập luyện nhẹ nhàng, giảm trọng lượng, vận động trị liệu hay hướng nghiệp trị liệu…), phẫu thuật. Kế hoạch điều trị cần kết hợp các biện pháp khác: thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện toàn diện sức khoẻ, tập luyện hàng ngày; sử dụng thuốc…
- Một trong những biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau trong viêm khớp là giảm cân. Mập quá cơ thể sẽ tăng lực chịu đựng lên các khớp, đặc biệt với những bệnh nhân thoái hoá khớp. Vì vậy cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ trọng lượng lý tưởng, giúp khớp viêm tránh tổn thương thêm. Bỏ thuốc lá cũng là một yêu cầu đối với bệnh nhân viêm khớp. Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ tăng bệnh viêm khớp dạng thấp gấp hai lần người khác.
- Tập luyện là một bước quan trọng giúp duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn để có thể sống chung với viêm khớp. Cần tôn trọng nguyên tắc tập không đau. Các bài tập tuỳ theo từng khớp đau. Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ hay kỹ thuật viên phục hồi chức năng về nội dung tập luyện. Chỉ nên tự tập khi đã có sự hướng dẫn và quen với các thao tác tập. Các trợ cụ tập có thể hữu ích dưới sự hướng dẫn chuyên môn.
Chế độ ăn trong một số bệnh viêm xương khớp thường gặp
- Người béo phì thường kèm thoái hóa khớp, cho nên người béo phì cần giảm cân, cân bằng chế độ ăn kiêng từ từ để làm giảm tối đa những chấn động trên khớp.
- Người có tình trạng dinh dưỡng kém mà bị viêm đa khớp dạng thấp, nên ăn nhiều hơn bình thường bằng cách ăn thành nhiều bữa nhỏ (bữa phụ) để dung nạp tốt hơn.
Bệnh gout:
Cần có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, hạn chế tối đa chất đạm để làm giảm lượng acid uric trong máu, tinh thể uric lắng đọng trong khớp như:
- Gan, thận, tim, trứng cá, cá trích, cá mòi, thịt bò, thịt gà lôi, chim bồ câu, ngỗng, sò…
- Đặc biệt không dùng chất đạm này chung với bia, rượu mạnh hoặc rượu vang đỏ.
- Các loại đậu, cây họ đậu, măng tây, súp lơ, nấm.
- Tránh uống rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chocolat.
- Tránh dùng mỡ động vật.
Người Bệnh Gout Nên:
- Ăn nhiều rau, trái cây tươi, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Nên dùng dầu đậu nành, dầu hạnh nhân.
- Tập thể dục đều đặn.
Bệnh thoái hóa khớp và viêm đa khớp dạng thấp cần ăn:
- Thịt heo, thịt gia cầm (gà, vịt, bò) cá biển, tôm, cua, sò.
- Ngũ cốc: lúa mì, lúa mạch…
- Bổ sung thêm: vitamin D, B, K, folic acid, calcium, sắt có chứa trong các loại rau.
- Dùng các loại dầu chứa acid béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô-liu…
Tóm lại, bệnh viêm xương khớp là loại bệnh ngày càng phổ biến và trở thành mối quan tâm của ngành y tế nước nhà. Việc điều trị chủ yếu hiện nay vẫn sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid và gluco corticoide.
Bên cạnh đó, người bị viêm xương khớp có thể sử dụng phương pháp ngâm chân với thảo dược thông qua các loại bồn ngâm massage chân hiện đại.
Phương pháp này đem lại các lợi ích to lớn cho sức khỏe, không chỉ xoa dịu cơn đau ở khớp bàn chân mà còn giúp giải trừ mệt mỏi, mang lại những phút giây thư giãn thoải mái nhất.
Bồn Ngâm Massage Chân do Doca cung cấp đa dạng về mẫu mã, thiết kế và chất lượng sử dụng. Hơn nữa còn được tặng kèm tinh dầu ngâm chân giúp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cùng chế độ bảo hành 12 tháng theo tiêu chuẩn của hãng sản xuất.
Phân Phối Bồn Ngâm Massage Chân SereneLife SL12 Chính Hãng
Bảo Hành 12 Tháng Toàn Quốc
Bồn Ngâm Massage Chân SereneLife SL12 Giá: 2,490,000 Đ
Doca – Đơn Vị Cung Cấp Sản Phẩm Bồn Ngâm Chân Chính Hãng
Chúng tôi là đơn vị nhập khẩu và cung cấp nhiều mẫu bồn ngâm massage chân của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới tại thị trường Việt Nam. Những mẫu sản phẩm bồn ngâm chân có cắm điện đều được kiểm tra chất lượng chặt chẽ trước khi phân phối đến tay người tiêu dùng.
Công Ty Cổ Phần Doca Phân Phối Chậu Ngâm Chân Chính Hãng – Bảo Hành 12 Tháng Toàn Quốc
Số Giấy Phép: 0105898969 – Cấp Ngày 23/05/2012
Cơ Sở 1: Số 58 Giải Phóng – P. Phương Mai – Q. Đống Đa – Hà Nội
Cơ Sở 2: Lữ Gia – Phường 15 – Quận 11 – TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0943.979.989 – 0936.387.398
Email: Ntdat29@yahoo.com
Website: https://bonngamchan.vn/
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Bồn Ngâm Chân: Bồn Ngâm Massage Chân Tự Động ByMace, Bồn Ngâm Massage Chân Tự Động Happy BK, Bồn Ngâm Massage Chân Happy YS, Bồn Ngâm Massage Chân Tự Động Konka KY16, Bồn Ngâm Massage Chân Tự Động C81, Bồn Ngâm Massage Chân YM3A.