Khí huyết là gì? Đây là câu hỏi mà gần như chúng ta chưa có câu trả lời chính xác. Và cũng có rất nhiều người chưa biết đến hai từ “khí huyết”. Chúng ta cùng tìm hiểu về khí huyết qua bài viết dưới đây nhé.
Khí huyết là gì?
Theo Đông y khí và huyết đều rất quan trọng đối với mỗi sinh mệnh con người. Trong đó, khí được coi là nguồn nhiên liệu quan trọng. Để các cơ quan khác trong cơ thể có thể phát huy chức năng của nó. Khí đóng vai trò duy trì và bảo vệ sự sống cũng như phòng ngự. Và bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân từ bên ngoài.
Trong Đông y huyết lại có 2 ý nghĩa: thứ nhất là dịch huyết đó là sự sống của cơ thể chảy trong huyết quản; thứ hai huyết chính là chất truyền tải giống như khí. Khí là bậc thầy của huyết, huyết lại là mẹ của khí. Khí thúc đẩy sự lưu thông của huyết còn huyết nuôi dưỡng sự dồi dào cho khí.
Ví dụ cơ thể con người như một cây, thì khí chính là ánh sáng mặt trời, huyết là mưa, sương.
Khí và huyết tồn tại song song và bù trừ cho nhau:
Khí huyết trong cơ thể gồm 2 phần. Khí (có nguồn gốc từ thức ăn) là chất dinh dưỡng vận hành trong cơ thể. Khí là biểu hiện của các hoạt động ngũ phủ lục tạng, khí quan. Huyết là chất dịch màu đỏ có nguồn gốc từ thức ăn được tỳ vị chuyển đổi mà thành.
Huyết luân chuyển khắp cơ thể, mạch máu để nuôi dưỡng toàn thân. Huyết được sinh ra theo 2 cách: cách 1: thận chủ cốt tủy, tủy hóa sinh thành huyết. 2: Tỳ hóa tinh hoa thủy cốc rồi qua lại tác dụng khí hóa của Tâm Phế mà thành.
Để đánh giá khí huyết của con người ta có thể dựa vào cơ quan trong cơ thể:
- Giọng nói: Nếu khí huyết đầy đủ giọng nói vang và có sức mạnh
- Giấc ngủ: Những người dễ ngủ và ngủ sâu, hô hấp đều. Không ngái ngủ khi tỉnh giấc chứng tỏ khí huyết rất tốt
- Mắt: Dựa vào màu da vùng mắt và độ trong của mắt ta có thể đánh giá khí huyết đủ hay không?. Đối với trẻ em, mắt trong sáng, chứ không phải màu đục mờ màu vàng như người ở tuổi trung niên. Màu mắt tươi trong sáng chứng tỏ khí và huyết đủ. Trường hợp lòng trắng mắt có màu vàng là do khí huyết của gan không tốt. Khi lòng trắng có tia máu thì khí huyết vùng phổi, đại tràng nóng. Mắt khô, mí nặng là dấu hiệu cho thấy khí huyết không đủ.
Bên cạnh đó, để ý thấy ánh mắt ngây dại và vô thần cũng là biểu hiện của khí huyết không đều:
- Làn da: Khi da căng mịn, ít nếp nhăn, độ đàn hồi tốt chứng tỏ khí huyết tốt. Da nhợt nhạt, vàng da nghĩa là khí huyết gan không đủ.
- Răng: Răng có mối liên quan mật thiết với dạ dày.
- Tai: Tất cả sự thay đổi của các cơ quan nội tạng phản ánh ở tai. Người sử hữu tai to dày, màu da tai bóng đẹp chứng tỏ thận khí tốt. Màu da tai nhợt nhạt, cảnh báo cơ thể đang nhiễm phong hàn. Sắc da tai xỉn do cơ thể bị bệnh mãn tính.
- Tóc: Tóc, gan, thận liên quan mật thiết với nhau. Tóc bạc sớm là biểu hiện của gan huyết, thận khí suy yếu. Khi tóc bết dính tỳ phổi không hòa, khí của tỳ quá mạnh còn phổi thì yếu. Tốc độ mọc tóc có liên quan mật thiết đến máu nuôi gan, máu nuôi gan không đủ thì tóc cũng lâu dài, khô gãy, trẻ ngọn.
- Bàn tay: bàn tay nóng, lạnh hay ra nhiều mồ hôi chứng tỏ khí huyệt không đủ. Khí huyết tốt thì lòng bàn tay ấm
Những thói quen xấu làm hao tổn khí huyết:
- Thức quá khuya, thường xuyên mất ngủ hoặc là ngủ nhiều quá.
- Tâm trạng xấu, tinh thần không thoải mái. Người hay có suy nghĩ tiêu cực và thái độ bi quan.
- Ăn uống thất thường, hoặc là có thói quen hay ăn thực phẩm lạnh.
- Lười vận động, không chỉ làm hao tổn khí huyết, mà còn làm cho da mặt xấu.
- Và việc hao tổn khí huyết nhiều cũng làm cho hiện tượng đau bụng kinh nhiều hơn.
- Nếu như làm việc quá sức hoặc là suy nghĩ quá nhiều.
Dấu hiệu nhận biết khi mà khí huyết không đủ:
- Tay chân lạnh.
- Sắc mặt chuyển vàng hoặc trắng bệch.
- Mất ngủ.
- Da khô, tàn nhan.
- Tóc khô chẻ ngọn.
- Tứ chi suy nhược.
Cách bổ sung khí huyết:
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
- Tâm trạng vui tươi, yêu đời, thái độ sống nhẹ nhàng.
- Ăn uống đầy đủ, đúng giờ, ăn sáng đầy đủ, không ăn đồ lạnh.
- Không thức khuya ngủ nướng.
- Không làm việc quá sức, suy nghĩ căng thẳng.
- Bổ sung thuốc Đông y làm từ long nhãn và dương sâm.
Qua bài viết này bạn đã hiểu về khí huyết là gì hay chưa. Bạn đã biết được mức độ quan trọng của khí huyết trong cơ thể con người rồi chứ. Bạn cũng có thể tự xác định xem tình trạng khí huyết trong cơ thể của mình đang ở trạng thái như nào. Bạn cũng có thể tự bổ sung khí huyết cho cơ thể mình bằng những cách được nêu ở trên. Chúc bạn có một sức khỏe thật tốt.