0943.979.989

0945.435.383

Làm gì để phòng biến chứng bàn chân ở bệnh đái tháo đường?

Nội Dung Bài Viết

Để phòng tránh viêm loét và cắt cụt chi, người bệnh đái tháo đường cần có thói quen chăm sóc bàn chân hàng ngày.
Trước hết, cần kiểm tra bàn chân hàng ngày bằng cách quan sát kỹ xem có sự thay đổi màu da ở chân hay không; xem các kẽ ngón chân, tìm các vết nứt trên da, các vết phỏng rộp, vết thâm, các nốt chai chân và những chỗ đau trên da hay không.

matxa

Hằng ngày, cần rửa sạch chân một cách cẩn thận với nước ấm và xà phòng trung tính, đặc biệt là khoảng kẽ giữa các ngón chân. Nhưng tuyệt đối không ngâm chân trong nước quá lâu; trước khi rửa chân hay tắm, nên kiểm tra nhiệt độ của nước xem có quá nóng không. Dùng nhiệt kế, mu tay hoặc khuỷu tay để kiểm tra, nhiệt độ nước không nên quá 37oC. Sau khi rửa, dùng khăn bông mềm thấm khô chân, đặc biệt các kẽ ngón chân. Nếu da chân khô có thể dùng kem dưỡng da bôi lên trên mu chân và dưới lòng bàn chân để giữ cho da được ẩm và trơn, nhưng không bôi vào kẽ ngón chân.

Nên cắt tỉa móng chân theo đường thẳng hoặc theo đường vòng của ngón. Không cắt móng quá ngắn và không cắt sâu vào các góc móng. Làm nhẵn móng sau khi cắt bằng một tấm bìa mài hoặc một chiếc giũa móng. Trong trường hợp khó khăn khi cắt móng chân, nên nhờ người thân hoặc y tá cắt giúp.

Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Lợi ích tuyệt vời khi mát xa chân cho bé.

Trong trường hợp chân có các vết chai, tuyệt đối không được tự ý cắt bỏ chai chân; không được dùng dao cạo, băng dính hoặc dịch lỏng để loại bỏ vết chai, điều đó có thể làm cho da bị tổn thương. Tốt nhất hãy trao đổi với bác sĩ để tìm cách điều trị.

doi-chan3

Không được đi chân trần, ngay cả khi đi trong nhà, bởi vì chân có thể bị tổn thương do va đập mà BN không cảm nhận được. Nên đi giày làm bằng chất liệu mềm, vừa chân. Không đi giày cao gót hoặc các loại giày bó lấy bàn chân và gót chân. Khi đi giày, cần phải mang tất chân và thay tất hàng ngày. Chọn tất có màu sáng, làm bằng cotton hoặc sợi tổng hợp mềm, vừa chân. Không sử dụng các loại tất làm bằng chất liệu nilon hoặc tất bó. Trước khi đi giày và tháo giày, cần kiểm tra mặt trong của giày để chắc chắn không có vật gì trong giày có thể làm tổn thương chân. Nên mua giày vào buổi chiều hoặc cuối ngày. Với những đôi giày mới, nên đi thử từ từ, mỗi ngày khoảng 1 – 2 giờ trong một vài tuần đầu để chân của bạn được làm quen. Không dùng các chai nước nóng hoặc các vật nóng đặt lên chân để làm ấm. Cần che kín mu bàn chân trước ánh nắng.

Có thể bạn quan tâm:

Cơ thể lạnh hơn vào mùa đông do những sai lầm này

Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Sử dụng máy massage chân chữa bệnh gì?

Mua bồn matxa chân giúp hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ

Cần giữ cho mạch máu ở chân được lưu thông bằng cách đặt chân lên ghế ở tư thế ngang khi ngồi; không bắt chéo chân trong thời gian dài; không đi tất chật, đàn hồi, có vòng cao su ở quanh cổ chân; tập cử động các ngón chân trong khoảng 5-10 phút, vài lần trong ngày. Các hình thức luyện tập như đi bộ, nhảy, bơi lội hoặc đạp xe là những bài tập thể dục tốt và dễ cho vận động của bàn chân, giúp cải thiện lưu thông mạch máu.

Biến chứng bàn chân là một vấn đề rất quan trọng và phổ biến ở bệnh nhân ĐTĐ. Nhưng nếu biết cách chăm sóc tốt đôi chân và kiểm soát tốt ĐH thì có thể ngăn ngừa các biến chứng của bệnh xuất hiện.

Chúc các bạn luôn vui khỏe!

Từ Khóa:
Có Thể Bạn Quan Tâm
Sản Phẩm Bán Chạy
Tin Sức Khỏe
Chính Sách Bán Hàng
Sản Phẩm Chính Hãng

Sản phẩm 100% chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Đổ Trả Và Hoàn Tiền

Được đổi trả và hoàn tiền trong vòng 15 ngày mà không cần lý do...

Bảo Hành Toàn Quốc

Sản phẩm được bảo hành chính hãng trên toán quốc.

Tư Vấn Tận Tâm

Được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ tư vấn miễn phí...

Chính Sách Bán Hàng
Sản Phẩm Chính Hãng

Sản phẩm 100% chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Đổ Trả Và Hoàn Tiền

Được đổi trả và hoàn tiền trong vòng 15 ngày mà không cần lý do...

Bảo Hành Toàn Quốc

Sản phẩm được bảo hành chính hãng trên toán quốc.

Tư Vấn Tận Tâm

Được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ tư vấn miễn phí...