7 điều cần biết để bảo vệ đôi chân khỏe đẹp là một trong những hông tin được nhiều người quan tâm hiện nay. Đôi chân đối với mỗi chúng ta là vô cũng quan trọng và cần thiết. Không chỉ giúp chúng ta có thể đi lại dễ dàng và cân bằng mà còn là nơi thể hiện vẻ đẹp của mỗi con người. Vì vậy, việc bảo vệ và giữ gìn đôi chân là vô cùng cần thiết. Sau đây chúng tối xin cung cấp cho các bạn 7 vấn đề về đôi chân mà chúng ta cần biết để có thể giữ gìn, bảo vệ một đôi chân khỏe mạnh và xinh đẹp.
1. Ai cũng có thể bị gãy xương do chèn ép, va đập mạnh
Một chàng trai đã đến thành phố New York để nghỉ ngơi. Anh đi khắp nơi, và khi quay trở lại, anh đã bị đau bàn chân rất nhiều. Anh rất ngạc nhiên và khó hiểu khi biết mình bị gãy xương bàn chân do chèn ép. Bác sĩ đã cho anh ta kiểm tra mật độ xương, và chắc chắn rằng anh hấp thu đủ vitamin D và canxi. Sau đó, anh chàng phải cố định bàn chân trong 4-6 tuần và đảm bảo đeo giày cứng có đế để hỗ trợ. Cuối cùng, hình ảnh X quang cho thấy vết gãy ở bàn chân đã liền lại.
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng gãy xương do chèn ép chỉ xảy ra đối với những vận động viên điền kinh thường xuyên chạy trên nền cứng, nhưng chúng thực sự có thể xảy ra do bất kỳ loại chuyển động lặp đi lặp lại nào, đặc biệt là khi tăng tốc đột ngột lúc tập luyện.
2. Cẩn thận khi chăm sóc móng chân
Sự thật là bạn có thể bị nhiễm trùng sau khi chăm sóc móng chân tại các tiệm làm móng. Một số nhiễm trùng là nghiêm trọng, những nhiễm trùng khác thì không, nhưng nhiều nhiễm trùng có thể ngăn ngừa được. Bạn có thể hạn chế nguy cơ nhiễm trùng móng bằng cách dùng giũa, kìm cắt móng và sơn móng của mình bất cứ khi nào bạn đi làm móng. Dụng cụ ở tiệm làm móng có thể mang mầm bệnh, đặc biệt là bảng đá nhám, mà không được vệ sinh sạch sẽ. Trong khi không chắc chắn vi khuẩn hoặc nấm có thể phát triển trong lọ sơn móng, thì bạn đừng quên rằng chổi sơn móng cũng được dùng để sơn móng chân cho những khách hàng khác.
3. Bạn có thể đi giày cao gót
Phụ nữ thường băn khoăn nếu lúc nào cũng đi giày cao gót thì sẽ không tốt cho đôi chân của mình. Nếu bạn đang đi đến một bữa tiệc hoặc một công việc mà bạn sẽ ngồi rất nhiều, đi giày đế cao khoảng 5-10cm sẽ không ảnh hưởng gì. Nhưng nếu bạn phải đứng hoặc đi bộ cả ngày thì đôi giày này sẽ trở thành một vấn đề. Giày cao gót gây áp lực lên gân Achilles và có thể khiến bàn chân, đầu gối, hông bị quá sức – dẫn đến các vấn đề về tư thế và sự cân bằng. Bàn chân của bạn có thể không chịu đựng được sự va chạm cũng như khi bạn đang mang giày cao gót, sẽ gây đau. Vì vậy, nếu đi giày cao gót bạn chỉ nên đứng trong khoảng 2 giờ. Sau đó, khi về nhà, hãy duỗi chân và chườm nước lạnh lên bàn chân và chân trong vòng 10-15 phút. Nó sẽ làm bạn cảm thấy bớt đau. Nếu bạn khiêu vũ cả đêm trên đôi giày cao gót, hãy chọn miếng đệm chân vững chắc để giảm nguy cơ gãy xương.
4. Giải quyết mùi hôi ở bàn chân
Nếu chân bạn có mùi hôi, trước tiên bạn phải hiểu lý do tại sao đôi chân của bạn có mùi. Bàn chân và bàn tay có chứa nhiều tuyến mồ hôi hơn bất kỳ những phần khác của cơ thể và khi bàn chân đổ mồ hôi, mồ hôi trộn lẫn với các loại vi khuẩn sống trong tất hoặc giày của bạn, tạo ra mùi.
Bí quyết để giải quyết mùi hôi chân là thả túi trà đen trong chậu nước ấm để ngâm chân trong 30 phút. Cách này làm giảm các vi khuẩn trên đôi chân của bạn và giảm mùi hôi.
5. Điều trị chai phồng ở ngón chân
Chai phồng ngón chân là một xương dài hình thành trên khớp ở chân ngón chân cái, và nó thường là kết quả của việc đi giày dép không vừa chân hoặc bàn chân không ổn định. Để giải quyết vấn đề này, bạn không nên đi giày dép chật làm chèn ép ngón chân của bạn.
6. Những đốm đen có thể giết chết bạn
Không ai nghĩ cần khám bàn chân để tìm các dấu hiệu ung thư da. U hắc tố ở bàn chân, đặc biệt là gan bàn chân, là cực kỳ nguy hiểm vì nó thường không được chú ý. Vì vậy, bạn nên khám da liễu hàng năm và tự khám hàng tháng tại nhà.
Bài viết liên quan:
7 điều cần biết để bảo vệ đôi chân khỏe đẹp
Mùa mưa đến làm gì để giữ gìn đôi chân
Mua bồn mát xa chân như thế nào để hỗ trợ điều trị bệnh?
Quan sát kĩ bàn chân của bạn, đặc biệt là gan bàn chân, kẽ ngón chân, và dưới móng chân. Hãy lưu ý tới các đốm đen hoặc đỏ, có vảy, hoặc có đốm trắng như ngọc trai trên da bạn. Trên móng, xem cho các vệt đen hoặc đường đen, cũng như những chỗ lồi – ung thư da dưới móng có thể khiến móng nhô lên. Hãy đi khám bác sĩ nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào. Nếu phát hiện ung thư da ở giai đoạn sớm, hầu như bệnh luôn luôn được chữa khỏi.
7. Đau bàn chân có nghĩa là có bệnh ở vị trí khác
Nếu cảm thấy tê và ngứa ran ở bàn chân, có thể dây thần kinh ở lưng bị chèn ép. Nhưng các triệu chứng này cũng có thể là bệnh tiểu đường hoặc bệnh mạch máu ngoại vi – các động mạch đưa máu đến bàn chân bị chẹn. Nếu cả hai bàn chân sưng phù có màu xanh, bạn có thể bị bệnh ở thận, gây tích tụ chất lỏng. Nếu một bàn chân bị sưng, đặc biệt là một chân hoặc bàn chân có màu đỏ và đau, hãy đến bệnh viện ngay vì bạn có thể có huyết khối. Bàn chân khô, bong tróc, lạnh có thể là bệnh của tuyến giáp. Nếu có những bất thường này, bạn không nên lo lắng, nhưng chắc chắn không bỏ qua các biểu hiện này mà đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.