Khi đi lại, một gót chân trong khoảnh khắc sẽ có tác dụng là nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Lúc di chuyển, khối lượng mà gót chân phải chịu đựng có thể lớn gấp 20 lần trọng lượng của cơ thể. Tải trọng này được làm mềm lại bởi lớp đệm mỡ phía dưới gót chân và phần gân lớn nằm ở trong lòng bàn chân.
Khi bạn ngồi hoặc thả lỏng cơ thể, phần cơ của bàn chân sẽ co lại để bảo vệ phần gân bị tổn hại, giúp cơn đau giảm đi. Nhưng khi đứng lên, áp lực quay lại và tình trạng có thể trầm trọng hơn. Qua thời gian, để bù đắp lại việc gân chân liên tục bị tổn thương, cơ thể phải tìm cách khắc phục giống như trường hợp xương bị gãy, có nghĩa là cơ thể sẽ tiết ra chất bao bọc phần gân bị tổn hại. Kết quả là gai xương gót xuất hiện và áp lực cơ thể đè nặng lên nó càng tạo ra những cơn đau dai dẳng hơn cho chân.
Thông thường, gai chỉ xuất hiện ở một bàn chân chứ hiếm khi nào cả hai chân đều bị. Có nhiều dấu hiệu cho thấy gai đã mọc ở chân: cơn đau buốt, giống như bị dao cứa bên dưới hoặc bên trong gót chân; cơn đau này thường dịu đi khi cơ thể nghỉ ngơi và lại đau hơn khi đứng dậy; cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng; cơn đau sẽ tồi tệ hơn khi bệnh nhân bước đi trên bề mặt cứng hoặc mang vác vật nặng.
Tổng hợp các nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị gai gót chân nhiều hay ít tùy theo đối tượng, chẳng hạn phụ nữ dễ bị hơn nam giới và tuổi tác cũng khiến con người dễ bị tổn thương hơn, do phần mỡ đệm mất dần khả năng chịu đựng và giảm tải của mình.
Chúc các bạn luôn vui khỏe!
Bài viết liên quan:
Điều trị thiểu năng tuần hoàn não bằng cách xoa bóp
Sử dụng bồn ngâm chân massage thế nào cho hiệu quả?